Làm du lịch có giàu không? Khám phá tiềm năng thu nhập của ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành

Làm Du Lịch Có Giàu Không là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm khi lựa chọn ngành nghề. Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành đang ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch và trải nghiệm của con người ngày càng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu nhân lực cho ngành nghề này cũng tăng theo, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Vậy mức lương ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành như thế nào, có thực sự “hái ra tiền” như nhiều người vẫn nghĩ? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cơ bản về mức lương, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong ngành này.

Nhu cầu nhân lực ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành hiện nay

Theo thống kê, ngành du lịch Việt Nam cần khoảng 485.000 lao động trong cơ sở lưu trú du lịch cho công suất trên 70%, trong đó nhân sự quản trị cần khoảng 45.000 người.

Con số này cho thấy nhu cầu nhân lực ngành du lịch và lữ hành hiện nay là rất lớn, phân bổ theo các lĩnh vực cụ thể như sau:

  • Lĩnh vực khách sạn: Chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu nhân lực, với các vị trí như lễ tân, buồng phòng, nhà hàng, bar, bếp, nhân viên kinh doanh.
  • Lĩnh vực lữ hành: Chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu, với các vị trí như điều hành tour, hướng dẫn viên, marketing.
  • Lĩnh vực vận chuyển: Chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu, với các vị trí như tiếp viên hàng không, phi công, tiếp viên tàu biển.
  • Các lĩnh vực khác: Nhu cầu nhân lực còn phân bổ ở các lĩnh vực như khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán bar.

Mức lương ngành quản trị du lịch lữ hành bao nhiêu, cao hay thấp?

Mức thu nhập trong lĩnh vực Quản trị Du lịch và Lữ hành khá tốt, dao động từ 7.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng mỗi tháng, đặc biệt là đối với những cá nhân có kinh nghiệm và trình độ cao.

Đối với ngành hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên du lịch luôn là ngành nghề được quan tâm khi nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong thị trường du lịch. Mức lương của hướng dẫn viên du lịch thường dao động trong khoảng từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng/tháng. Ngoài lương cố định hàng tháng, các hướng dẫn viên còn được nhận thêm tiền hoa hồng.

Đối với ngành quản trị khách sạn

Quản trị khách sạn cũng là một trong những ngành có mức thu nhập tốt hiện nay. Mức thu nhập trung bình dao động từ 10.000.000 đồng – 18.000.000 đồng, quản lý khách sạn hạng sao có thể có thu nhập lên đến 2000 USD.

Đối với ngành quản trị lữ hành

Nhân viên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có mức lương dao động trong khoảng từ 10.000.000 đồng – 50.000.000 đồng. Đây là một mức lương rất tốt so với nhiều ngành nghề ở thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, mức lương của ngành quản trị du lịch lữ hành cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố sau:

  • Công ty: Mức lương của các công ty du lịch lớn, uy tín thường cao hơn so với các công ty nhỏ, mới thành lập.
  • Vị trí công việc: Mức lương của các vị trí quản lý, lãnh đạo thường cao hơn so với các vị trí nhân viên.
  • Nơi làm việc: Mức lương của các công ty du lịch ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thường cao hơn so với các công ty ở các tỉnh thành khác.
  • Khả năng ngoại ngữ: Người lao động có khả năng ngoại ngữ tốt thường có mức lương cao hơn.

Nhìn chung, ngành quản trị du lịch lữ hành là một ngành có mức lương tương đối ổn định và có nhiều cơ hội phát triển. Nếu bạn yêu thích du lịch và có khả năng giao tiếp tốt, đây có thể là một lựa chọn ngành nghề dành cho bạn.

Lợi thế nổi bật của ngành quản trị dịch vụ và lữ hành

Chương trình đào tạo thú vị

Hầu hết các trường đại học hiện nay đều có chương trình đào tạo Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành thường kéo dài 4 năm, gồm các kiến thức cơ bản, chuyên ngành và cả thực tập. Sinh viên được trang bị kiến thức về kinh tế, marketing, tài chính, kế toán, địa lý du lịch, hoạt náo du lịch, marketing du lịch, quản trị chiến lược trong du lịch, thiết kế và điều hành tour, thương mại điện tử trong du lịch, quản trị chất lượng dịch vụ, nghiệp vụ lễ tân, quản trị nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, xuất nhập cảnh và hàng không, chăm sóc khách hàng. Thực tập là một phần quan trọng, giúp sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế tại các công ty du lịch, khách sạn, resort.

Một số hoạt động thú vị trong chương trình đào tạo Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành:

  • Các chuyến tham quan, thực tập: Đây là cơ hội để sinh viên tìm hiểu và khám phá những vùng đất mới, địa điểm du lịch lý thú và có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia.
  • Các hoạt động ngoại khóa: Giúp sinh viên trau dồi được các kỹ năng mềm, học hỏi thêm các kiến thức, giao lưu với nhiều bạn bè, tạo dựng mối quan hệ trong cộng đồng.

  • Các chương trình trao đổi sinh viên: Là cơ hội để sinh viên được học tập và trải nghiệm ở các trường đào tạo tốt về du lịch các quốc gia khác, giúp sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, giao lưu văn hóa và tiếp xúc được nhiều điều mới mẻ khác.

Triển vọng cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Hiện tại ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ cả ở Việt Nam và trên thế giới, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên sau khi ra trường hoặc thậm chí lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Bạn có thể làm việc tại các công ty du lịch, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn… Các vị trí có thể đảm nhiệm như: nhân viên kinh doanh về chuyên du lịch, nhân viên tư vấn, quản lý tour, quản lý khách sạn…

Sinh viên mới tốt nghiệp ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có tìm việc dễ không?

Mặc dù đây là Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và có thể đem lại nhiều cơ hội về nghề nghiệp, tuy nhiên để có được một công việc tốt trong ngành phải tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kỹ năng của người lao động.

Để gia tăng cơ hội có được việc làm tốt, sau đây là những điều bạn cần rèn luyện, trau dồi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường:

  • Chuyên môn: Thông qua các môn học chuyên ngành ở trường đã phần nào giúp bạn tích lũy được các kiến thức về quản trị du lịch và lữ hành, nắm vững các quy trình và kỹ năng quản lý trong ngành.
  • Kỹ năng mềm: Việc hình thành và phát triển kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý và chăm sóc khách hàng.
  • Ngoại ngữ: Đây là công cụ để sinh viên có thể giao tiếp với các khách hàng quốc tế, tìm hiểu những vùng đất mới, và khi có khả năng ngoại ngữ tốt cũng là cơ hội để bạn gia tăng thu nhập.
  • Kinh nghiệm thực tế: Khi còn là sinh viên hãy tìm kiếm cơ hội để thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp, khách sạn hoặc các công ty để tự tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, đó là hành trang giúp bạn thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm việc làm tốt sau khi ra trường.

Các yếu tố ảnh hưởng tới công việc ngành du lịch và lữ hành.

Công việc ngành du lịch và lữ hành chịu tác động của nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan, bao gồm:

Các yếu tố khách quan:

  • Tình hình kinh tế – xã hội
  • Tình hình chính trị, an ninh
  • Yếu tố tự nhiên
  • Công nghệ thông tin

Các yếu tố chủ quan:

  • Chính sách của nhà nước
  • Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch
  • Năng lực của người lao động

Học Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành ở đâu đào tạo tốt, đảm bảo đầu ra?

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo tốt Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành, trong đó phải kể đến Trường đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Trường có chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, đội ngũ giảng viên có trình độ cao, kinh nghiệm thực tế dày dặn, cơ sở vật chất hiện đại, và mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam. Sinh viên có nhiều cơ hội thực tập và cơ hội việc làm rộng mở sau khi tốt nghiệp.