Ngày giỗ cuối cùng của thời gian để tang, hay còn gọi là ngày hết tang, là một ngày đặc biệt quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Việc chuẩn bị chu toàn cho ngày này là điều cần thiết, đặc biệt là biết cách tính ngày giỗ mãn tang chính xác.
Giỗ hết tang là gì?
Giỗ hết tang, còn được gọi là lễ đại tường, giỗ mãn tang hoặc đoạn tang, được tổ chức sau khi kết thúc thời gian để tang người mất. Thời gian để tang tùy từng vùng miền có thể là 2 năm 3 tháng (tương đương 27 tháng) hoặc 3 năm tròn (tương đương 36 tháng). Thông thường, người dân Việt Nam thường để tang tròn 36 tháng. Chỉ một số ít vùng miền coi 27 tháng là 3 năm bởi họ quan niệm 9 tháng mang thai là một năm cuộc đời.
Lễ cúng giỗ hết tang
Ngày giỗ hết tang thường được tổ chức linh đình hơn so với những ngày giỗ khác của người mất. Sau khi đã tiến hành lễ đại tường xong, gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ cải cát, sang mộ cho người quá cố. Khi đã kết thúc ngày giỗ này thì từ các năm tiếp theo trở đi là những ngày giỗ bình thường.
Ý nghĩa khi giỗ hết tang
Theo quan niệm dân gian, giỗ hết tang mang rất nhiều ý nghĩa cao thượng, tốt đẹp cho cả người sống và người chết:
- Thể hiện con cháu luôn quan tâm và khắc ghi hình ảnh của người mất ở trong tâm trí mỗi ngày.
- Thông báo cho mọi người biết gia đình đã hết thời gian để tang nên sẽ không ảnh hưởng đến các việc trọng đại.
- Mong ước người mất được tổ tiên, dòng họ chấp thuận bằng hành động nhập vào bàn thờ chung của gia tiên.
- Là dịp để tất cả các thành viên con cháu trong gia đình đồng thời hội tụ và sum vầy tưởng niệm về người đã mất.
- Tự an ủi bản thân không quá đau buồn, bi lụy mà cần phải chấp nhận đau thương, mất mát để tiếp tục cuộc sống.
Cách tính ngày giỗ mãn tang chính xác
Như đã nói ở trên, để tính chính xác ngày giỗ hết tang, bạn cần phải dựa vào ngày mất của người chết. Nên tính tròn 36 tháng kể từ ngày mất. Năm giỗ lần thứ ba chính là lễ đại tường, mãn tang. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tính theo ngày âm lịch, không được tính theo dương lịch. Bởi theo quan niệm của người dân Việt Nam, ngày chết sẽ lấy ngày âm, ngày sinh mới lấy ngày dương.
Cách Tính Ngày Giỗ Hết Tang thường là tròn 36 tháng từ ngày mất theo âm lịch.
Bên cạnh đó, nếu trong 3 năm tới có một năm nhuận thì cách tính ngày giỗ hết tang lại khác. Bởi quy tắc tính ngày giỗ mãn tang là tròn 36 tháng chứ không phải tròn 3 năm. Nếu có một năm nhuận tức là năm đó có 13 tháng thì ngày giỗ mãn tang cuối cùng được tính lùi lại một tháng. Ví dụ, người chết mất vào 30/6/2024 âm lịch mà có một năm nhuận sau đó thì ngày giỗ mãn tang là 30/5/2027 âm lịch.
Lưu ý khi thực hiện nghi lễ Đại Tường
Để đảm bảo đúng phong tục và thể hiện lòng thành với người mất khi giỗ hết tang, bạn cần phải lưu ý các vấn đề quan trọng dưới đây:
- Phải tính chính xác ngày giỗ mãn tang theo quy tắc âm lịch và tròn đủ 36 tháng.
- Con cháu vẫn phải mặc tang phục, thành tâm mới thể hiện được sự tôn kính đối với người đã mất.
- Ngày giỗ mãn tang cần phải tổ chức to hơn so với những ngày giỗ khác, đồng thời phải đầy đủ lễ vật cũng như mâm cỗ.
- Dù là ngày kết thúc nhưng gia đình cũng không được thể hiện sự vui mừng quá khích.
- Nên thực hiện nghi lễ cúng khấn ngoài mộ trước sau đó mới cúng khấn tại nhà riêng.
Khi làm thực hiện giỗ mãn tang cần đầy đủ lễ vật, mâm cỗ và thành tâm. Nếu quá bận rộn hoặc chưa có kinh nghiệm, bạn hãy để các đơn vị dịch vụ hỗ trợ thực hiện.